menu_open
  • Địa chỉ: 346 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Thành, thành phố Huế
    Được xem là Tàng Kinh các của Việt Nam dưới triều Nguyễn, nơi lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước, Tàng Thư Lâu (hay còn gọi lầu Tàng Thơ, Tàng Thơ Lâu) là một công trình độc đáo và quan trọng trong Quần thể Di tích Cố đô Huế.
  • Nằm ở góc Đông Nam, bên trong Đại Nội - Kinh thành Huế, Duyệt Thị Đường được xem là nhà hát cổ xưa nhất còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay tại Việt Nam.
  • Không gian Trưng bày Văn hóa Lục Bộ (số 79 Nguyễn Chí Diễu, phường Đông Ba, thành phố Huế) là điểm du lịch mới vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận theo Quyết định số 234/QĐ-UBND vào ngày 19 tháng 01 năm 2022.
  • Cầu ngói Thanh Toàn. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
    Trải qua gần 250 năm tuổi với bao biến thiên của thời cuộc, cầu ngói Thanh Toàn ngày nay không chỉ là địa chỉ khám phá về văn hóa, lịch sử mà nơi đây còn là điểm đến du lịch, trải nghiệm đặc sắc của xứ Huế.
  • Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ và là một trong bốn bảo tàng thiên nhiên cấp khu vực thuộc Hệ thống các Bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, phổ biến kiến thức, giới thiệu và quảng bá một cách đầy đủ và chuyên sâu về các giá trị thiên nhiên của khu vực duyên hải miền Trung.
  • Nằm dưới chân núi Ngũ Phong (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (thường được người dân Huế quen gọi là Đền Huyền Trân hay Đền Huyền Trân công chúa) là một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất Cố đô Huế, cũng là một điểm đến giáo dục lý tưởng về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" để nhân dân Thừa Thiên Huế ôn lại sự kiện lịch sử gắn liền với sự hình thành của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân và ghi nhớ công ơn với các bậc tiền nhân có công mở cõi, trong đó có Công chúa Huyền Trân.
  • Tổng thể vườn Cơ Hạ nhìn từ trên cao
    Địa chỉ: Hoàng cung Huế
    Vườn Cơ Hạ là một trong 5 khu vườn thượng uyển nằm trong Hoàng cung Huế.
  • Bức bích họa “Cảnh hồ Tịnh Tâm”
    Tranh gương (hay tranh kính) là một dạng di sản khá đặc biệt, vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể. Tất cả các tranh gương có giá trị còn lại hiện nay đều là sản phẩm của triều Nguyễn để lại, chúng được trưng bày, tàng trữ tại khá nhiều nơi, như tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), các cung điện, lăng tẩm, đền miếu và lạc cả ra ngoài địa bàn các di tích. Có thể xem tranh gương cung đình Huế là một loại hình tranh mang bản sắc riêng của Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng.
  • Tranh gương (Ảnh: hueworldheritage.org)
    Chúng ta đã được chiêm ngưỡng nhiều bức họa được vẽ trên các chất liệu như: giấy, lụa, sành, sứ… Nhưng có một loại tranh đặc biệt độc đáo, nó được vẽ trên kính, mà người Huế gọi nó là tranh gương. Dòng tranh này có giá trị nghệ thuật đặc sắc cần được bảo tồn và lưu truyền.
  • Thời gian gần đây, Cung An Định trở thành một trong những điểm đến hot nhất tại Huế sau MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của nữ ca sĩ Hòa Minzy. Và đây cũng chính là bối cảnh chính mà Đoàn làm phim “Gái già lắm chiêu V” lựa chọn để ghi hình với không gian có tên gọi “Bạch trà viên”.

    << < 1 2 3 4 5 > >>