menu_open
Lễ Phật Đản ở Huế
Xem cỡ chữ:
Hằng năm, ngày rằm tháng tư âm lịch (trước kia là ngày mồng 8 tháng tư âm lịch), dân chúng Huế trang trọng cử hành lễ Phật Đản (đản sinh đức Phật).

Lễ hội được cử hành ở tất cả các chùa, cùng các khuôn hội Phật giáo. Trung tâm chính là chùa từ Đàm.

Đức Phật là Thái tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia ở Ấn Độ. Thái tử có 32 tướng tốt. Lớn lên, thái tử là người tài giỏi, thông minh. Ngài kết hôn với công chúa Gia Du Đà La, sinh được một con trai.

Một ngày, thái tử được lệnh đi thăm kinh thành. Đến một quãng đường cong, thái tử gặp một người già, hỏi ra mới biết rằng ai cũng sẽ già yếu, thái tử rất buồn. Thái tử cùng Xa Nặc cải dạng thành người lái buôn ra khỏi thành. Lần này gặp một người bệnh nặng gần chết, rồi thấy một đám tang đi qua. Thái tử biết đó là nghi lễ cử hành cho người đã chết. Thái tử thấu hiểu ý nghĩa cuộc đời, con người không qua khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Ngày quyết tìm chân lý để giải thoát cho chúng sinh. Thái tử bỏ cung điện, vợ con, quyết chí đi tu. Sau khi đắc đạo, ngài đi truyền giáo trong 49 năm, rồi nhập định vào cõi Niết Bàn.

Đạo Phật là tôn giáo được đông đảo quần chúng ở Huế hâm mộ. Có đến 80% dân chúng là tín đồ. Ngày Phật Đản là ngày hầu hết các gia đình và chùa chiền ở Huế tự động lo lắng tổ chức. Ngày 14 tháng 4 âm lịch là ngày chuẩn bị cho ngày đại lễ. Dân chúng trang hoàn nhà cửa, treo đèn, kết hoa. Quan trọng nhất là bàn thờ Phật, Hương hoa, trầm trà được trưng bày một cách huy hoàn đẹp mắt.

Ban tổ chức lo xây dựng lễ đài trước mặt chùa Từ Đàm, sát với chùa để tổ chức buổi lễ chính vào sáng ngày rằm tháng tư. Tối 18 tháng 4, con đường lên chùa Từ Đàm đã tấp nập người trẩy hội, xem đèn và lễ đài.

Vào ngày chính lễ rằm tháng 4, tất cả các chùa bắt đầu làm lễ từ lúc 4 giờ sáng.

Riêng tại chùa Từ Đàm, ở lễ đài chính, buổi lễ bắt đầu từ 7h sáng. Lễ đài phải thiết tượng sơ sinh của Đức Phật đang bước trên đóa hoa sen. Chung quanh đầu là hào quang tỏa sáng. Dưới tượng đài sen có 7 đóa sen.

Sáng rằm, sau khi chư tăng, Phật tử các chùa, khuôn hội về đầy đủ, giờ cử hành nghi lễ mới khởi sự. Lúc này ở chùa Từ đàm, Phật tử hàng ngũ chỉnh tề, các vị sư ở trong những vị trí qui định, hai hàng thiếu nữ, sao dài lam, hai tay đỡ lãng hoa đứng dọc hai bên lễ đài kéo ra tận cổng chùa. Các loại cờ phật giáo treo trước sân chùa tạo một quang cảnh vừa trang nghiêm, vừa rực rỡ.

Bắt đầu lễ là ba hồi chuông trống bát nhã. Tiếp đến là diễn từ của một vị hòa thượng đại diện miền, trình bày ý nghĩa của lễ Phật Đản. Bài này thường là diễn từ chung của giáo hội trong năm đọc cho quản đại quần chúng trong ngày Phật Đản.

Kết thúc buổi lễ là các Phật tử dâng hoa cúng dường Đức Phật.

Vào ngày rằm tháng tư, hầu hư toàn thành phố Huế đều ăn chay, cờ Phật giáo được treo khắp nơi, chứng tỏ đạo Phật có một sức tỏa sáng đến mọi nhà. Thành phố Huế có lúc được xem là một thành phố Phật giáo. Con người Huế hiền hòa, chuộng đức độ, phải chăng là do ảnh hưởng thuyết lý đạo Phật đã bắt rễ sâu xa vào lòng dân tộc hàng ngàn năm trước.