menu_open
  • Hai ấn bản được giới thiệu đưa vào Tủ sách Huế
    Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, sáng ngày 16/4, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã giới thiệu 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế, gồm "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam" và "Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".
  • Ảnh bìa sách "Lễ hội dân gian ở Thừa Thiên - Huế".
    Thừa Thiên- Huế nguyên là đế đô của cả nước trong 143 năm (1802-1945), là một trong ba trung tâm văn hóa và du lịch hiện nay, lại là nơi tập trung nhiều lễ hội rất đáng được quan tâm tìm hiểu. Đặc biệt mùa xuân mùa của lễ hội, nếu muốn hiểu hơn về nguồn cội lễ hội dân gian, thì tập sách "Lễ hội dân gian ở Thừa Thiên- Huế" của nhà giáo, nhà nghiên cứu Tôn Thất Bình sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều điều bổ ích.
  • Ảnh: Trung tâm Học liệu Đại học Huế
     
    Đây là cuốn sách thứ 5 của Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn về đồ sứ ký kiểu Việt Nam, trong đó tiêu biểu là đồ sứ ký kiểu dưới thời Nguyễn. "Cuốn sách này không chỉ dành cho những người mê đồ cổ mà còn dành cho tất cả những ai yêu và muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc" - GS.TS Trần Văn Khê.
  • Đây là công trình hợp tác giữa Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên ấn hành năm 2020. Sách khổ 21 x 30cm, dày 338 trang, giới thiệu đầy đủ nội dung 180 đạo Sắc phong, 100 Chế phong và 19 Chiếu được tuyển chọn. TS. Phan Thanh Hải viết Lời giới thiệu.
  • Từng là thủ phủ xứ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn, kinh đô triều Tây Sơn rồi kinh đô của cả nước dưới triều các vua Nguyễn, Huế là cái nôi di sản văn hóa độc đáo và đa dạng nhất Việt Nam, trong đó có nhiều di sản đã được thế giới vinh danh. Bên cạnh đó, Huế cũng là nơi còn bảo lưu nhiều cổ vật trân quý thời Nguyễn được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
  • Có thể nói “ Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn” là cuốn sách đầu tiên giới thiệu một cách đầy đủ, toàn diện nhất về chế độ khoa cử của triều Nguyễn đối với cả ngành Văn và ngành Võ. Sau hơn 20 năm (2000-2021), vẫn chưa có cuốn sách nào vượt qua được công trình này. Đây là cuốn sách hết sức cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu về chế độ khoa cử của triều Nguyễn nói riêng, và của các triều đại quân chủ Việt Nam nói chung - TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết.
  • Người Huế sống, ăn, mặc và ứng xử theo một kiểu thức riêng. Ai không hiểu sẽ cho là người Huế cầu kỳ, kiểu cách. Còn ai hiểu người Huế, biết về văn hóa Huế, sẽ nói: “ Kiểu Huế là rứa. có chi mà thắc mắc”.
  • Trong sách này có chia ra làm hai phần. Phần trước thuộc về cuối triều Lý, đầu triều Trần và phần sau chỉ riêng nói về nhân duyên của Huyền Trân Công Chúa cũng như mối tơ vương làm sao nên nổi ấy. Nếu quý vị nào nôn nóng muốn đọc thì cũng có thể xem phần sau trước và phần trước đọc sau cũng không sao cả. Vì cả hai phần trong 13 chương sách này đều có bố cục và sự liên hệ mật thiết với nhau.
  • (Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
  • Là nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng bậc nhất về món ăn Huế hiện nay, tác giả chia sẻ trong cuốn sách của mình hai điều tâm đắc nhất: một là những công thức nấu món Huế đúng gu, đúng điệu, hai là những câu chuyện đời, chuyện nghề như một sự trải lòng với độc giả yêu thích món Huế.
  • Mẹ và quê hương là hai chủ đề chính trong tập thơ Nơi có nhiều mây tím do nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam cấp giấy phép ấn hành của nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, một nhà thơ quen thuộc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng như các sinh hoạt cộng đồng, xã hội với tư cách là chuyên gia ẩm thực nổi tiếng với nhiều đóng góp hiệu quả, thiết thực, một nhà từ thiện có uy tín trong nước và hải ngoại.
  • Nhận định về Trịnh Công Sơn, lâu nay có câu so sánh gần như mặc định: “Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam”.

    << < 1 2 3 4 5 > >>