Áo dài ngũ thân nam và nữ (Ảnh: Áo dài Quang Hòa)
Gọi là áo ngũ thân vì loại áo này được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, người Huế gọi là áo ngũ thân hay ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín), ngũ luân (quân thần: vua - tôi, phụ tử: cha - con, phu phụ: chồng - vợ, huynh đệ: anh - em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.
Du khách mặc áo dài truyền thống Huế tham quan Đại Nội - Kinh thành Huế
Áo dài ngũ thân nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác vài đặc điểm, như: cổ áo nữ thấp hơn nam, ống tay áo nữ hẹp hơn ống tay áo nam, vạt áo nam dài hơn áo nữ. Áo nam và nữ đều có 5 cúc, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước rồi xuống eo. Ống tay được may nhỏ gọn hơn ống tay của áo tấc, áo giao lĩnh nên còn gọi loại áo này là áo ngũ thân tay chẽn.
Ở Huế hiện nay vẫn còn một số nghệ nhân, thợ may biết cách may áo dài ngũ thân. Khám phá Huế xin được giới thiệu cùng bạn đọc các nhà may áo dài nổi tiếng tại Huế hiện đang có dịch vụ may áo dài ngũ thân đúng chuẩn kiểu Huế với các gợi ý dưới đây:
Dưới đây là một số gợi ý từ Khám phá Huế:
Nếu bạn là người Huế hoặc có dịp ghé Huế, việc lựa chọn cho mình một chiếc áo dài ngũ thân để mua về làm quà hoặc sử dụng, chắc chắn là một điều rất đặc biệt. Đặc biệt để tri ân tiền nhân. Đặc biệt để gìn giữ một nét đẹp văn hóa, một giá trị văn hóa đang có nguy cơ mai một và đặc biệt để biết yêu giá trị bản thân từ chính giá trị mà chiếc áo dài mang lại.