-
Tạng, phèng la, linh, chiêng... và một số nhạc cụ khác được liệt vào những nhạc cụ đặc biệt của các lễ nghi, lễ hội dân gian và các tôn giáo của Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. Sản xuất ra những nhạc cụ này là một nghề truyền thống lâu đời ở làng nghề Phường Đúc, thành phố Huế mà không phải ai cũng biết...
-
Một thời là kinh đô của Việt Nam nên Cố đô Huế cũng là nơi hội tụ tinh hoa của các nghề truyền thống trên khắp đất nước. Từ các nghề phục vụ cho tầng lớp thượng lưu đến các nghề bình dân phục vụ cho giới bình dân trong xã hội. Và nghề làm kẹo cau, kẹo kéo, kẹo gừng cũng đã góp phần tạo nên một diện mạo sinh động cho các nghề truyền thống vẫn lưu giữ ở xứ Huế hiện nay...
-
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây thuộc xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ lâu nổi tiếng với nghề trồng mai có lịch sử lâu đời hàng trăm năm cùng với sự hình thành và phát triển của làng. Ngày 28/12/2018, Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây được công nhận là làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 3078/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
-
Làng An Truyền có 85% hộ làm, hoặc nhận bánh bao đi bán dạo. Nhà nhà kinh doanh nghề bánh bao, là một nét đặc trưng độc đáo trong cuộc mưu sinh ở ngôi làng đầm phá này.
-
-
-
Ở làng Thủy Xuân, người người làm hương, nhà nhà làm hương. Sáng sáng khi nắng chưa kịp đổi màu, người ta đã sắp hương ra hai bên vệ đường để phơi, làm rực rỡ cả con đường Huyền Trân Công Chúa khiến bất cứ ai cũng khó có thể rời mắt khi đi qua “xứ trầm thơm” này.
-
Không phải là một làng nghề truyền thống nhưng nghề làm diều ở Huế đã ra đời ít nhất trên 300 năm, từ một thú chơi tiêu khiển đơn sơ nơi thôn quê của con trẻ, dần dần được người lớn phát triển thành con diều có hình dáng phức tạp hơn, cuối cùng được giới thượng lưu ở kinh thành Huế nâng lên thành "nghệ thuật múa rối trên không”.
-
Với lịch sử hơn 500 năm, làng bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2014.