menu_open
  • Nghệ nhân ưu tú Kim Vàng - Một đời với nghệ thuật Ca Huế
  • Ca Huế - tác phẩm của họa sĩ Tôn Thất Đào
    Ca Huế - hai từ ấy chỉ rõ lên cho chúng ta thấy nơi phát sinh một thể loại ca nhạc của dân tộc, ngân vang âm hưởng của quê hương. Là sản phẩm của một vùng đất, Ca Huế có những nét đặc trưng riêng biệt.
  • Biểu diễn ca Huế thính phòng (Ảnh: Ngọc Bích)
    Nếu có một loại hình nghệ thuật nào của xứ Huế mang tính “định danh” của địa phương và thể hiện rõ cốt cách vùng miền nhất, chỉ có thể là Ca Huế.
  • Nghệ thuật ca Huế đang được xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Có người nói rằng nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế. Còn gì thú vị bằng buông thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng để thả hồn vào những điệu hò mênh mang, những câu hát Nam ai, Nam bình sâu lắng...
  • Đến Huế chưa nghe ca Huế, nhất là ca Huế trên sông Hương quả là một thiếu sót… Ca Huế trên sông Hương là hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, tạo ra sự huyền diệu giữa con người, âm nhạc với sông nước và cảnh vật của dòng Hương thơ mộng.
  • Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!
  • Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế tổ chức, vừa diễn ra sáng ngày 22/9 nhân dịp di sản Ca Huế được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/06/2015.
  • Từ khi kinh đô thất thủ (1885) đến lúc triều đại phong kiến sụp đổ (1945), ca Huế bị biến chất, đôi khi bị sử dụng ở những chốn ăn chơi, nhưng nhiều nghệ sĩ chân chính vẫn giữ được cốt cách bản sắc dân tộc.
  • Như chúng ta đã biết: Đặc điểm của tiếng Huế là nói giọng cổ, những âm sắc cao hạ xuống thấp, những âm sắc thấp thì nâng lên cao. Có lẽ không có mấy độc giả chưa nghe bài Đêm tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước: “Ai có về Bến Ngự…” Chữ bến hát thành “bên”, chữ “Ngự” hát thành “Ngừ”. Nếu không giả giọng Huế thì không hát được bài này. Người ngoại tỉnh hay người ngoại quốc nghe hai cô gái Huế nói chuyện họ có cảm tưởng như “nghe hai cô ấy đang hát đối đáp”.

    << < 1 2 > >>