menu_open
  • Sân bay A So thuộc địa phận thôn Loa, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 5 km2 (dài 1.200m, rộng 800m), nằm giữa một thung lũng rộng lớn, cách trung tâm Thành phố Huế 90km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Đây là một trong 3 sân bay do đế quốc Mỹ xây dựng thuộc địa bàn huyện A Lưới nhằm tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự, với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn.
  • Địa chỉ: Xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Sân bay A So thuộc địa phận thôn Loa, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 5 km2 (dài 1.200m, rộng 800m), nằm giữa một thung lũng rộng lớn, cách trung tâm Thành phố Huế 90km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Đây là một trong 3 sân bay do đế quốc Mỹ xây dựng thuộc địa bàn huyện A Lưới nhằm tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự, với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn. .
  • Quốc Tử Giám là truờng Đại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long. Đến thời Nhà Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã quyết định xây dựng kinh đô tại Huế. Cùng với việc xây dựng Văn Miếu ở vị trí phía trên chùa Linh Mụ (chùa Thiên Mụ), trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đó, ban đầu với tên gọi Đốc Học Đường.
  • Chiến khu Dương Hòa ra đời đánh dấu một giai đoạn quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ở Thừa Thiên Huế, là một mốc son trong lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.
  • Địa chỉ: phường An Tây, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Núi Bân gắn liền với sự kiện Nguyễn Huệ lập đàn Nam Giao tế trời đất và tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Đây gần như là di tích còn lại duy nhất của vương triều Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ ở Cố đô Huế.
  • Di tích Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: Nhà lưu niệm, bia tưởng niệm và nhà trưng bày bổ sung di tích. Nhà lưu niệm bao gồm: nhà thờ, nhà kiều, nhà bếp và sân vườn, bình phong, hòn non bộ, giếng nước… Đây là di tích gốc, trước kia là nhà ở của gia đình Đại tướng. Trong nhà bày biện đơn giản, chủ yếu để thờ gia tiên của Đại tướng. Thăm Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, như được trở về mái nhà thân thương nơi làng quê yêu dấu: mộc mạc, đơn sơ mà được thắm tình người.
  • Được mệnh danh là một trong ba ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, đồng thời cũng là “Làng di sản cấp Quốc gia” (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2009), Làng cổ Phước Tích (thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) ngày nay là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài đến khám phá và trải nghiệm.
  • Nằm trên mảnh đất cố đô Huế, tháp Chăm Phú Diên là một ngọn tháp cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa. Đây là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất của người Chăm  được phát hiện ở khu vực miền Trung. Ngôi tháp này nằm ẩn nấp sâu dưới lòng cát và thấp hơn mực nước biển. Nếu bạn muốn tìm đến một nơi để khám phá những dấu ấn của thời đại vương quốc Chăm pa cổ thì đừng bỏ qua nơi này!
  • Người Huế ai cũng biết địa danh Lịch Đợi, bởi tại đây có cả thôn Lịch Đợi, dốc Lịch Đợi và nay có cả đường Lịch Đợi, nhưng có lẽ lại không nhiều người biết rằng, xuất xứ của địa danh này gắn liền với một di tích kiến trúc rất quan trọng của thời Nguyễn - miếu Lịch Đại Đế Vương.
  • Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác. Đây là khu vực kho tàng vật liệu vũ khí chiến tranh do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941. Năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phát xít Nhật lấy toàn bộ vũ khí ở đây, khu Chín Hầm bị bỏ trống.

    << < 1 2 3 4 5 > >>