menu_open
  • Thời Nguyễn, vào cuối năm âm lịch, thường từ ngày 23 hoặc ngày 25 tháng Chạp, triều đình làm lễ đóng gói ấn tín (phong ấn) rồi dựng nêu (Thướng tiêu), bắt đầu kỳ nghỉ tết kéo dài trong khoảng hai tuần, đến ngày mùng 7 tháng Giêng, sau lễ hạ nêu, mở gói ấn tín, công việc năm mới mới thực sự bắt đầu.
  • Mỗi năm cứ vào cữ 20 tết trước ngày đưa ông Táo về trời, là lúc lũ trẻ con chúng tôi dưới phố được gửi lên vườn nhà từ đường họ, tọa lạc ở dốc đồi Hà Khê gần chùa Thiên Mụ, thăm bà nội và giúp bà thay ba mạ bận công việc chưa lên sớm được, chuẩn bị ngày tết.
  • Cúng đất còn có tên là lễ “ Tạ thổ kỳ yên”. Cúng đất là lễ dâng cúng cho các vị thần Đất và các vị thần phối thuộc, mỗi năm diễn ra hai lần vào một ngày tốt trong tháng 2 và tháng 8 âm lịch.
  • Tranh bổn mạng làng Sình - Huế
    Theo truyền thống hàng năm, vào những ngày đầu năm đến giữa tháng Giêng, người Huế thường tổ chức cúng bổn mạng đầu năm (thường gọi tắt là cúng đầu năm) với cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn cho các thành viên trong gia đình trong suốt một năm.
  • Trước khi bước vào mùa gieo hạt, đồng bào Tà Ôi - Pa Cô thường tổ chức nghi lễ đánh thức hạt giống để cầu khấn các vị thần linh, thần sông, thần núi phù hộ cho con người gieo trồng thuận lợi, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  • Tục cúng cho các âm hồn tại Huế vào ngày thất thủ Kinh đô được xem là ngày cúng cô hồn lớn nhất trong cả nước. Việc làm này đã thể hiện được tình đồng bào, tấm lòng nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc của người dân xứ Huế.
  • Cuối năm, đồng bào dân tộc vùng cao A Lưới kết thúc công việc nương rẫy cũng là lúc tiết trời se lạnh, trên các đỉnh núi, sương trắng bồng bềnh. Lúc này, người Pa cô, Tà ôi, Cơ tu, Pa hi háo hức chuẩn bị gạo nếp, thức ăn, trang phục để đón mùa lễ hội Ycha aza (lễ ăn cơm mới).
  • Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.
  • Người Pa Cô ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế được biết đến với những đêm "đi sim" lãng mạn hay những câu dân ca ngọt ngào làm say đắm lòng người, qua đó đã giúp nhiều nam nữ Pa Cô tìm thấy người bạn trăm năm của mình. Tuy nhiên, để chính thức thành vợ thành chồng thì họ phải trải qua đám cưới với nhiều nghi thức và phong tục đặc sắc.
  • Thừa Thiên Huế có ba tộc người chính nói tiếng Môn - Kh’mer là Tà ôi, Vân Kiều và Katu cư trú ở các huyện miền núi A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền.

    << < 1 2 3 4 5 > >>