menu_open
  • Địa chỉ: Số 91 Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
    Nếu như các phủ đệ khác đều được xem như biệt phủ của các ông hoàng, bà chúa thì phủ Tùng Thiện Vương là nơi lui tới đàm đạo thơ văn giữa các Nho sĩ đương thời, các tao nhân mặc khách.
  • Địa chỉ: 228 Nguyễn SInh Cung, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế
    Phủ thờ và Lăng mộ Diên Khánh Vương là một di tích thuộc hệ thống phủ đệ gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kinh đô Huế dưới thời nhà Nguyễn.
  • Địa chỉ: kiệt 281 đường Chi Lăng, thành phố Huế
    Thanh Bình Từ Đường là một địa chỉ văn hóa nổi tiếng - Nhà thờ tổ nghệ thuật Tuồng (hát bội) truyền thống của Việt Nam, được xây dựng vào năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng,
  • Địa chỉ: làng Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
    Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi Ngọc Trản có nghĩa là chén ngọc, dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.
  • Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
  • Dù không có tuổi đời lâu như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam nhưng hơn nửa thế kỷ tồn tại, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế vẫn để lại nhiều dấu ấn riêng biệt trong dòng chảy lịch sử văn hóa Huế.
  • Nhà thờ “Nhà nước” là tên gọi của nhà thờ Phan-xi-co. Có lẽ do tại nhà thờ này các quan lại của Pháp ở gần đó, “lầu quan Năm, quan Sáu Pháp” và tòa Khâm sự Trung kỳ lúc bấy giờ thường lui tới làm lễ và cũng có thể tuy không có luật lệ nhưng mọi người đều ngầm hiểu với nhau là nơi đây chỉ dành riêng cho các viên chức của Pháp, tức là “của nhà nước” theo như họ hiểu nên mới có tên như thế chăng?
  • Đến Huế mà không đến thăm Từ Đường Thanh Bình, một ngôi nhà thờ tổ của ngành nghệ thuật sân khấu thuộc vào loại lớn nhất ở Huế nói riêng và cả nước nói chung kinh qua bao nhiêu biến thiên của thời cuộc, là một điều thiếu sót.