menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search
Pháp lam Huế - Nét nghề độc đáo Cố Đô
Xem cỡ chữ:

Pháp lam Huế

- Nét nghề độc đáo Cố Đô -

Thành phố Huế thơ mộng cũng là nơi tập trung rất nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm phục vụ đời sống và góp phần vào gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hóa- lịch sử. Và pháp lam Huế là một trong các nghề thủ công độc đáo, riêng có của mảnh đất Thần Kinh – nơi lưu dấu 13 triều vua nhà Nguyễn. Pháp lam Huế là tên để chỉ kỹ thuật tráng men trên kim loại - thường là kim loại đồng, xuất hiện tại Việt Nam thời Nguyễn lúc bấy giờ.

Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ. Các sản phẩm pháp lam chủ yếu phục vụ cung đình và các gia đình quyền quí. Pháp lam có từ châu Âu và phát triển rực rỡ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII. Sau này du nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản.

Ở Việt nam, kỹ nghệ này du nhập vào đầu thế kỷ XIX, thời vua Minh Mạng (năm 1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc vẽ vời, trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Pháp lam Huế thật sự độc đáo với những mảng phù điêu, tranh lớn trang trí cho công trình, màu sắc tươi tắn, cường độ mạnh với các tông màu bổ trợ, tương phản do những nghệ nhân Việt Nam thực hiện đầy sáng tạo và biểu cảm.

Giới thiệu sản phẩm Pháp lam Huế

Như vậy, có thể nhận thấy sản phẩm pháp lam Huế là những sản phẩm thủ công, với sự trợ giúp nhỏ từ máy móc, chủ yếu được tạo thành từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người nghệ nhân. Với ưu điểm lớn nhất của sản phẩm sử dụng kỹ thuật pháp lam là màu sắc tươi sáng, phong phú, đa dạng và độ bền của sản phẩm. Sản phẩm được thực hiện phần lớn trên đồng, bởi vậy có thể dễ dàng tạo hình, trọng lượng sản phẩm không lớn, thuận tiện trong việc vận chuyển. Một đặc trưng nữa của sản phẩm pháp lam Huế mang tính địa phương cao, thể hiện tính thẩm mỹ và văn hóa xứ Huế, nhưng đồng thời hòa chung trong nền văn hóa Việt Nam.

Họa tiết trang trí được sử dụng trong sản phẩm pháp lam hiện nay tuy vẫn duy trì các họa tiết hoa dây trong vốn cổ, long phượng, hoa văn kết hợp với chữ Nho, hình phong cảnh sơn thủy- vốn là những đồ án trang trí quen thuộc trong các triều đình phong kiến Việt Nam, nhưng đồng thời đã bổ sung thêm các chủ đề về hoa sen- quốc hoa của Việt Nam ở cả hình thức tả thật và cách điệu, hình hoa hồng hoa cúc vốn là những loài hoa quen thuộc trong cuộc sống ngày thường. Bên cạnh đó, phong cảnh các di tích và thắng cảnh Huế cũng là chủ đề được khai thác đa dạng đưa vào trang trí sản phẩm pháp lam. Không dừng lại ở đó, bằng cách sử dụng những hình ảnh của cuộc sống hàng ngày như hình ảnh lao động, hình ảnh sinh hoạt đã góp phần khiến sản phẩm pháp lam ngày càng gần gũi, thân thuộc với người dân trong cuộc sống hàng ngày.

Quy trình chế tác sản phẩm Pháp lam Huế

Vẻ đẹp của sản phẩm pháp lam được bắt đầu với sự khéo léo của người nghệ nhân kim hoàn tạo khuôn cốt kim loại. Thường pháp lam Huế dùng cốt bằng đồng thau do dễ gia công cắt gọt và tạo hình. Sau đó, cốt kim loại sẽ được tráng một lớp men nền - lớp men có vai trò liên kết giữa cốt kim loại và lớp men bên ngoài lên bề mặt cốt kim loại rồi đem nung ở nhiệt độ gần 9000C. Tùy theo kích thước sản phẩm mà được nung ở lò cỡ nhỏ, cỡ trung hay cỡ đại. Chủ đề trang trí của sản phẩm pháp lam được vẽ nét lên trên bề mặt cốt kim loại đã tráng men. Người nghệ nhân tùy theo việc sử dụng kỹ thuật kháp ty pháp lam (Cloisonne) hay họa pháp lam (Painted enamels) để tô riêng men màu- là lớp men trong và mỏng bên ngoài lớp men nền, dùng để vẽ trên bề mặt sản phẩm - bằng bút lông các cỡ lên từng ô đã chia hay vẽ trực tiếp lên nền men những hoa văn trang trí theo chủ đề đã lựa chọn và để khô rồi nung một lần nữa ở nhiệt độ 9000C để hoàn thiện sản phẩm.

Màu men sử dụng trong kỹ thuật pháp lam là men thủy tinh, khi sử dụng pha cùng nước ở tỷ lệ nhất định. Chính việc pha men cùng nước khiến cho màu sắc của pháp lam thêm phong phú, không chỉ dừng lại ở các màu có sẵn mà còn có thể chuyển màu theo chủ ý sáng tác. Trong trường hợp màu men chưa ưng ý, người nghệ nhân có thể tiếp tục tô men thêm rồi để khô và nung tiếp, làm nhiều lần như vậy tới khi màu men ưng ý thì dừng lại. Sau cùng, sản phẩm được đem mài bằng giấy ráp thô các cỡ từ 200 đến 400 để lộ rõ lớp màu của sản phẩm và mài bóng để hoàn thiện.

Bên cạnh đó, phong cảnh các di tích và thắng cảnh Huế cũng là chủ đề được khai thác đa dạng đưa vào trang trí sản phẩm pháp lam. Không dừng lại ở đó, bằng cách sử dụng những hình ảnh của cuộc sống hàng ngày như hình ảnh lao động, hình ảnh sinh hoạt đã góp phần khiến sản phẩm pháp lam ngày càng gần gũi, thân thuộc với người dân trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra cũng xuất hiện một số phù điêu chủ đề Phật giáo được sử dụng kỹ thuật pháp lam thể hiện khả năng ứng dụng bước đầu của kỹ thuật này trong các sản phẩm phục vụ Phật giáo- tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian Huế.

Cơ sở sản xuất và trưng bày các sản phẩm Pháp lam tại Huế

Công Ty TNHH Pháp Lam Thái Hưng Huế chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng pháp lam mỹ nghệ, các tác phẩm mỹ thuật trên chất liệu pháp lam. Là một doanh nghiệp hiếm hoi trên đất Huế còn duy trì sản xuất và kinh doanh mặt hàng pháp lam mỹ nghệ, ngay lần ra mắt tại Festival Làng nghề truyền thống Huế 2013 đã tạo được dấu ấn sâu đậm với kỷ lục cặp đèn kính pháp lam với kích cỡ lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam và tiếp tục gặt hái thành công với những sản phẩm độc đáo, công ty TNHH Thái Hưng ngày càng đến gần hơn với những người say mê nghệ thuật từ khả năng kết nối, lan tỏa các giá trị giữa truyền thống và hiện đại.

Phám lam Huế là một dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của Huế đã được Sở Công thương cấp quyền sử dụng con dấu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Hiện nay, Thái Hưng có ba dòng sản phẩm lớn: hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; tranh; trang trí nội thất các công trình. Với 4 loại hình: họa pháp lam, pháp lam chạy chỉ, pháp lam chạm khảm, kính pháp lam với gần 700 mặt hàng. Đến nay, thương hiệu pháp lam của Thái Hưng đã được khẳng định với nhiều công trình lớn như: trang trí Điện Di Lặc tại chùa Bái Đính – Ninh Bình; trang trí Pháp lam Lăng Vua Đồng Khánh (Huế); Thiết kế trang trí Pháp lam công trình Chùa Trung Lương (Đà Nẵng)…

Thái Hưng còn mạnh dạn liên kết với tour du lịch, đón khách tham quan và tham gia làm sản phẩm tại trụ sở công ty. Đây cũng là một sáng tạo khác của doanh nghiệp Thái Hưng để pháp lam Huế đi xa hơn, góp phần đa dạng hóa dịch vụ du lịch cho tỉnh nhà.

Và Thái Hưng là công ty duy nhất ở Việt Nam nhận được hợp đồng phục chế pháp lam trong các cung điện của nhà Nguyễn.

- Thông tin liên hệ:

- CÔNG TY TNHH THÁI HƯNG

- Điện thoại: 0234 3839698 - Di động: 0914002321

- Email: gre.art_enamel@yahoo.com.vn

- Website: huefinearts.com

Một số hình ảnh đẹp