- Mục tiêu cụ thể về quy mô thị trường thương mại điện tử: phấn đấu 55% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng thương mại điện tử bán hàng và các website thương mại điện tử bán hàng...
- Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử, phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.
- Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa thành thị và nông thôn, phấn đấu 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
- Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, phấn đấu 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, phấn đấu 30.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử; 100% cán bộ chuyên trách thương mại điện tử được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên môn vững.
Theo đó, kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung thực hiện sau:
- Xây dựng, phát triển các hệ thống hạ tầng thương mại điện tử
- Tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
- Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử
- Hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến
- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử.