LỊCH SỬ
Khu nhà này thuộc trong không gian Lục Bộ (6 Bộ cai quản việc nước của triều Nguyễn xưa). Quan văn và quan võ được xếp theo 6 bộ, nên gọi là Lục Bộ, bao gồm: Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công.
Trong hệ thống chính quyền thời Nguyễn, khu Lục Bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự hình thành, phát triển và suy tàn của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Với chức năng "giúp nhà vua điều hành công việc của triều đình", Lục Bộ thật sự là cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền Nhà Nguyễn. Các vua Nguyễn tự mình điều hành công việc, cai trị đất nước thông qua sáu bộ này. Mọi biến động trong đời sống kinh tế xã hội, chính trị thời Nguyễn đều gắn bó mật thiết với những hoạt động của các bộ, chính vì thế, sự tồn tại của những vết tích ít ỏi ở khu Lục Bộ vẫn mang một ý nghĩa lớn lao, đánh dấu một vị trí đã từng là nơi tọa lạc của các cơ quan đầu não trong hệ thống chính quyền trung ương tập quyền thời Nguyễn.
Bộ Công là 1 trong 6 bức tranh “Triều đình Huế” (la Cour de Hué) do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện năm Ất Mùi – 1895, dưới triều vua Thành Thái, đặc tả cảnh sinh hoạt tại các cơ quan trọng yếu của triều đình nhà Nguyễn. Trưng bày tư liệu tại Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam
Dưới thời vua Tự Đức, khu vực này có một số công trình được xây dựng làm nơi học hành của một số vị vua lúc còn nhỏ, chưa lên ngôi. Năm 1881, vua Tự Đức cho xây dựng Dục Đức Đường. Đến thời vua Thành Thái cho đổi thành nhà Tôn học, rồi sau đó là nơi làm việc của Thượng thư bộ Học, và cuối cùng là văn phòng của Phủ phụ chính đại thần. Năm 1945, sau khi triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam - Triều Nguyễn cáo chung, di tích này trở nên hoang phế theo thời gian.
Năm 2005, công trình này được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý. Đầu năm 2015, Trung tâm đã giao cho Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế (đơn vị trực thuộc) chịu trách nhiệm đầu tư, chỉnh trang hệ thống nhà cửa, sân vườn để triển khai các hoạt động dịch vụ văn hóa.
Không gian văn hóa Lục Bộ Huế ngày nay vẫn giữ được nét kiến trúc xưa
Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ hiện nay (Nguồn: Lục Bộ Huế)
ĐẶC TRƯNG
Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ hiện nay có các dịch vụ văn hóa, như: Trình diễn Ngự trà (giới thiệu, trình diễn cách pha chế và thưởng thức một số sản phẩm Ngự trà đã được nghiên cứu bài bản dựa trên những tư liệu quý hiếm của Thái Y Viện triều Nguyễn; giới thiệu một số ngự phẩm có nguồn gốc từ cung đình Nguyễn như Ngự trà, Ngự tửu, Ngự dược.
Đa dạng các hoạt động thao diễn nghề tại Lục Bộ (làm lồng đèn, pha trà, chằm nón, họa tranh...)
Các sản phẩm tinh tế mang đậm văn hóa Huế đến từ Lục Bộ Huế
Tại đây còn trưng bày một số sản phẩm thủ công truyền thống Huế như nón lá, bánh Huế, đồ đan lát; tổ chức không gian sân chơi chim cảnh; giúp du khách trải nghiệm quá trình làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như tre, nón lá, diều, đồ mỹ nghệ... hướng dẫn du khách làm một số sản phẩm như: Chằm nón bài thơ Huế, làm bánh ngũ sắc Huế…
Du khách Đức trải nghiệm công đoạn chằm nón lá Huế tại Lục Bộ
Các đoàn học sinh trải nghiệm tại Lục Bộ Huế
Không gian này được công nhận đạt chuẩn điểm du lịch thêm khẳng định một điểm đến hấp dẫn, đảm bảo các yếu tố về chất lượng dịch vụ; hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về văn hóa đặc trưng khi đến với Cố đô Huế.
Không gian văn hóa Lục Bộ là điểm check-in lý tưởng với áo dài, nón lá khi đến Huế
Không gian văn hóa Lục Bộ nằm liền kề bên Kinh thành Huế, cách bến xe Du lịch Nguyễn Hoàng 2,5 km rất thuận tiện để khách du lịch có thể tản bộ, tham quan, trải nghiệm và mua sắm đặc sản Huế.
Một số sản phẩm nổi bật tại Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ Huế: