Giới thiệu

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tích cực quan tâm, đẩy mạnh phát triển ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trong những năm gần đây, đặc biệt là các ứng dụng CNTT trong Văn hóa - Du lịch. Năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về mức độ ứng dụng CNTT (Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, về mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 26/8/2020) đã thể hiện được sự quyết tâm, mức độ sẵn sàng của tỉnh trong việc xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ nhân dân.

Hiện nay, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Với việc kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung ngày 25/12/2019 chính là bước đầu của tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó CNTT và truyền thông được lựa chọn là ngành đột phá.

Để hiện thực hóa Nghị quyết, Tỉnh đang gấp rút triển khai hướng tới xây dựng khu CNTT tập trung; xây dựng chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường khởi nghiệp cho các DN nhỏ và vừa; xây dựng chính sách hỗ trợ thủ tục một đầu mối, chính sách ưu đãi về CNTT nhằm xây dựng môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp CNTT có điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Thừa Thiên Huế; triển khai liên kết với các trung tâm đào tạo nhân lực CNTT; xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet sẵn sàng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại. Tỉnh phối hợp cùng Đại học Huế và các trường thành viên, Đại học Phú Xuân, các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tiến hành đổi mới mô hình đào tạo; không chỉ đào tạo chuyên ngành CNTT mà còn đào tạo chuyển đổi từ các ngành khác sang CNTT, kể cả những ngành thuộc về lợi thế khác biệt của TTH như y tế, văn hóa, để tạo ra sự đột phá trong phát triển nguồn nhân lực CNTT.

“KHÁC BIỆT, ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN”

Với quan điểm và tư duy đổi mới, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định quyết tâm khai thác lợi thế so sánh khác biệt của Tỉnh để thúc đẩy một cách mạnh mẽ phát triển công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Qua đó, kêu gọi các doanh nghiệp, chuyên gia cùng đồng hành để thực hiện quyết tâm đó, vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Tầm nhìn - định hướng

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy (khóa XV) thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế (Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 17/04/2020)
Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy (khóa XV) thông qua Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 17/04/2020)

Thế và lực

Tin tức - sự kiện

Top 06 địa chỉ cho thuê áo dài cổ phục Huế đẹp về màu sắc, đa dạng về thể loại
05/10/2022
Huế từ lâu là điểm đến tham quan, thưởng ngoạn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước bởi hệ thống đền, đài, lăng tẩm mang đậm dấu tích thời gian về một cố cung xưa. Ấy vậy mà trong những năm trở lại đây, du khách đến Huế, yêu Huế còn bởi những bộ áo dài cổ phục độc đáo và quý phái. Cổ phục truyền thống Huế kết hợp trong khung cảnh cổ kính của vùng đất Cố đô khiến cho du khách như được quay ngược thời gian trở về thời Hoàng cung xưa với đền đài, thành quách tịch yên, đầy hoài niệm. Theo đó, nhu cầu thuê, chụp ảnh với áo dài cổ phục hiện nay đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ muốn check-in khi đến Huế. Khám phá Huế xin giới thiệu đến quý du khách top 6 địa điểm cho thuê cổ phục Huế đẹp, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ giúp du khách lưu giữ lại cho mình cùng gia đình, người thân, bạn bè những bức hình đáng nhớ.
Ý nghĩa của Áo ngũ thân
07/09/2022
Áo dài ngũ thân được ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát khai sinh ra chiếc áo ngũ thân huyền thoại , được xem là tiền thân áo dài ngày nay. Gọi là áo ngũ thân vì loại áo này được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất.
Tiểu thương trình diễn thời trang mừng thành lập 123 năm chợ Đông Ba
23/08/2022
Ngày 22/8, Ban Quản lý chợ Đông Ba cho biết, đơn vị vừa hoàn tất phương án tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 123 năm xây dựng và phát triển chợ với chủ đề "Đêm Đông Ba". Chương trình sẽ được tổ chức vào lúc 19h00 ngày 23/8/2022 và được phát livestream trên các Fanpage: Visithue, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Khám phá Huế, Trung tâm Festival Huế...
Xây dựng các sản phẩm văn hóa, du lịch từ áo dài truyền thống Huế
31/07/2022
Ngày 28/7, Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị sẽ xây dựng các sản phẩm văn hóa, du lịch từ áo dài truyền thống Huế trong thời gian tới sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đề án "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam".
Lễ phục cung đình triều Nguyễn và nhân sinh quan về tư tưởng, tín ngưỡng
25/07/2022
Lễ phục cung đình triều Nguyễn là một bộ phận của nghệ thuật trang trí cung đình Huế với nhiều đặc điểm nghệ thuật độc đáo. Thông qua những bộ lễ phục còn lại hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng nhà nước và tư nhân, những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc trưng dưới triều Nguyễn đã được thể hiện một cách rõ nét, đặc biệt là những đồ án hoa văn họa tiết trang trí đã phản ánh nhiều giá trị nhân sinh quan, tư tưởng tín ngưỡng sâu sắc của một thời đại.
Áo dài trong dòng chảy lịch sử-văn hoá Huế
11/07/2022
Trong muôn vàn nét đẹp đặc sắc của vùng đất Cố đô Huế, không thể không nhắc đến hình ảnh các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài truyền thống trên những cây cầu và con phố hoặc thướt tha bên những thành quách, đền đài, lăng tẩm.
"Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam": Nguồn lực phát triển của Thừa Thiên Huế
10/07/2022
Áo dài đúng nghĩa - áo ngũ thân được sinh ra tại Huế từ nửa đầu thế kỷ XVIII, gắn liền với vai trò đặc biệt của chúa Nguyễn Phúc Khoát, tên gọi Áo dài Huế có lẽ cũng bắt đầu từ đây.
Vietnam Summer Fair 2022 – tôn vinh cổ phục và các giá trị văn hóa Việt
29/05/2022
Đây là lần đầu tiên Vietnam Summer Fair được tổ chức nhưng đã quy tụ gần 30 đơn vị cùng 100 cá nhân thực hành sáng tạo đã có dấu ấn cụ thể và được yêu mến trên toàn quốc, cùng các nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm và tài năng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tham gia.
HDV du lịch Cẩm Hiền: Lan tỏa tình yêu quê hương qua tà áo dài truyền thống
16/05/2022
Hơn 10 năm trong nghề Hướng dẫn viên du lịch nội địa, chuyên tuyến Miền Trung và đặc biệt là hành trình tham quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế, HDV du lịch Cẩm Hiền đã ghi dấu ấn tượng cho rất nhiều đoàn khách tham quan không chỉ ở sự chuyên nghiệp, tận tâm mà còn ở sự duyên dáng “rất Huế” với hình ảnh áo dài, nón lá.
Cận cảnh Mũ quan đại thần và áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn
17/04/2022
Sáng ngày 17/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (03 Lê Trực, thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn.
Giới thiệu ấn phẩm mới của Tủ sách Huế: Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam và Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
16/04/2022
Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, sáng ngày 16/4, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã giới thiệu 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế, gồm "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam" và "Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".
Sự trở lại của cổ phục: Nét đẹp văn hóa trong đời sống
14/03/2022
Gần đây, phong trào “phục hưng” quốc phục phát triển mạnh mẽ. Các loại trang phục có nguồn gốc từ Huế, như áo ngũ thân, áo tấc, Nhật bình được nhiều người yêu thích, khoác lên mình với niềm tự hào.
Phát huy giá trị văn hóa Huế từ tà áo dài truyền thống
08/03/2022
Hơn cả một hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Áo dài năm 2022 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động (diễn ra từ 1/3 đến 8/3), việc mặc áo dài ở Thừa Thiên Huế dần trở thành một thói quen đẹp lan tỏa tích cực trong cộng đồng, xuất phát từ nét đẹp văn hóa Huế, con người Huế.
Áo Nhật Bình - Một di sản văn hóa quý của Cố đô Huế
03/03/2022
Áo Nhật bình vốn là loại triều phục dành cho bậc hậu, phi, cung tần và công chúa thời Nguyễn, nay đã trở thành loại trang phục phổ biến của phụ nữ Huế trong dịp hôn lễ và ngày càng được các bạn nữ trẻ Việt Nam yêu thích sử dụng khi đi ngoạn cảnh, check in…
Nghệ nhân thêu Đoan Trang – Ngã rẽ thành công với áo dài truyền thống Huế
28/02/2022
Tôi gặp gỡ chị trong một chiều mùa đông xứ Huế, và hết sức bất ngờ vì không nghĩ một “nghệ nhân” lại... trẻ đến vậy.Trong bối cảnh ngành du lịch gần như “đóng băng” vì sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cơ sở sản xuất của chị - Công ty TNHH TM & DV thêu may Đoan Trang vẫn sáng đèn, hoạt động hết công suất với những đơn đặt hàng của các cá nhân, tổ chức cũng đủ khiến người ta tò mò về nghị lực và sức sáng tạo của một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm truyền thống đặc thù: Áo dài Huế.
Áo dài và Tết xuân
02/02/2022
Sự yêu mến, nâng niu, trân quý chiếc áo dài truyền thống trong những dịp Tết đến xuân về đã và đang góp phần khẳng định và làm sống lại hình ảnh chiếc áo dài truyền thống - Quốc phục của dân tộc Việt Nam.
Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam: Áo dài với công sở
14/11/2021
Từ đầu thế kỷ XVIII, Áo dài ngũ thân đã phổ biến ở Đàng Trong rồi được định chế thành Thường phục (hay Tiện phục) của toàn dân. Sang thời Nguyễn, Hoàng đế Minh Mạng với tư tưởng thống nhất về văn hóa của một quốc gia “VĂN HIẾN THIÊN NIÊN QUỐC” đã quyết liệt đưa loại trang phục này trở thành trang phục chung của người dân Việt từ Bắc chí Nam, thực sự trở thành quốc phục của người Việt.
Phê duyệt Đề cương Đề án “Huế – Kinh đô áo dài”
30/08/2021
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Huế – Kinh đô áo dài”.
Áo dài Nhật Bình
01/03/2021
Lịch sử trôi qua đã để lại những dấu ấn văn hóa mãi trường tồn theo thời gian. Đặc biệt, thời kỳ nhà Nguyễn ở cố đô Huế đã hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng, những thành tựu về trang phục, điêu khắc và là một bước đệm cho những phát triển vượt bậc sau này. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến chiếc áo Nhật Bình, một loại trang phục truyền thống chỉ dành cho nữ giới trong hoàng tộc và con nhà quan lại thời bấy giờ.

Media