menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search
Tổ tiên họ Hồ Đắc làng An Truyền khởi nghiệp như thế nào?
Xem cỡ chữ:
Làng An Truyền - Huế (Ảnh: Cao Anh Tuấn)
Trong gia phả họ Hồ Đắc, làng An Truyền có ghi lại một câu chuyện về ông bà Hồ Đắc Năng, con thứ 4 của ông Hồ Đắc Vinh và bà Trần-Thị-Phi, ông sinh ra và lớn lên vào khoảng thời gian 1650-1700 trong bối cảnh ở Đàng Ngoài là vua Lê chúa Trịnh, còn ở Đàng Trong do chúa Nguyễn. Đó là thời gian mà Nam Bắc phân tranh khốc liệt nhất, ngoài ra Đàng Trong còn phải đối đầu với Hòa Lan và bọn cướp biển xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật.
Làng An Truyền - Huế (Ảnh: Cao Anh Tuấn)

Công tước Hồ Đắc Năng là Cai-quan Lê-triều, ông chuyên nghề làm ruộng, trong làng Nam-Phổ-Hạ có một cái ao nhỏ, thường ngày ông cho trâu ra mẹp tại đó, đến chiều lùa trâu về nhà. Bỗng có một ngày ông thấy có vài đồng tiền dính dưới bụng trâu, lấy làm lạ, tới chỗ trâu mẹp ông khám phá ra ở trong cái ao đó có quá nhiều tiền, từ đó gia đình ông bà trở nên giàu có, ruộng vườn thang ấp thênh thang. Các con cháu của ông bà được đi học đến nơi đến chốn, ông trở nên một người giàu có, một người nhân ái, hào phóng rộng rãi thường giúp kẻ nghèo khó nhất trong vùng.

Ông bà Hồ Đắc Năng khởi nghiệp bằng cái vốn trời cho

Người ta thường nói trời có mắt, trời không bao giờ phụ lòng người tốt, người sống hiền hòa, chất phác, ăn ở hiếu thảo với cha mẹ, cung kính ông bà, tổ tiên…, biết giúp đỡ người nghèo khó, đối xử hòa nhã với xóm giềng …Trời đã ban cho ông bà một tài sản vô giá, từ đó ông bà xây dựng môt nếp gia phong cho các con cháu, tạo thành một giòng họ kiệt xuất kéo dài trong 400 năm sau đến mãi bây giờ

Vài đồng xu tiền dính dưới bụng trâu là dấu hiệu ơn sủng của thượng đế, là một phần thưởng hồng ân không dễ gì ai cũng nhận được.

Biết sử dụng cái hồng ân ấy cho hiệu quả là trách nhiệm của ông bà, còn duy trì cho cái gia tài này được mãi mãi trường tồn và phát triển là ý thức và nỗ lực của các hậu duệ của ông bà.

Bối cảnh lịch sử thời bấy giờ

Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh đã ít nhất 3 lần cử đại binh vào Đàng Trong đánh chúa Nguyễn nhưng tất cả đều thất bại. Trước tình hình đó, chúa Trịnh Tráng gửi một bức thư cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (Jakarta ngày nay). Nội dung bức thư cho biết Trịnh Tráng muốn phía Hà Lan chuyển cho ông 2 hoặc 3 tàu chiến, 200 lính để giúp cho đội quân Đàng Ngoài.

Chúa Trịnh cũng còn cần người Hà Lan gửi thêm cho 50 thuyền chiến với một số binh lính chọn lọc và đại bác có sức công phá mạnh để chinh phục Đàng Trong. Đổi lại sự giúp đỡ này, chính quyền Đàng Ngoài sẽ trả cho binh lính Hà Lan 20.000-30.000 lạng bạc. Ngoài ra, chúa Trịnh Tráng cũng hứa hẹn với người Hà Lan rằng ông sẽ tặng luôn vùng đất Quảng Nam cho họ cai trị và bắt dân chúng Đàng Trong phải nộp cống cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan, còn phía Hà Lan sẽ chia cho lại cho Trịnh Tráng một ít.

Tháng 5 năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan cử 5 tàu cùng 125 thủy thủ và 70 binh lính do Jan Van Linga chỉ huy đi lùng bắt dân chúng Đàng Trong ở ven biển và dọa sẽ giết hết một nửa và đem những người còn lại ra Đàng Ngoài.

Cũng trong năm 1642, tàu chiến Hà Lan cập vịnh Quy Nhơn, đốt nhà và kho thóc và bắt 38 người mang theo. Jan Van Linga quyết định dùng vũ lực để giải quyết dứt khoát chuyện Đàng Trong trong việc bắt giữ và giam cầm những người Hà Lan cách đó mấy năm trước. Họ chỉ bắt được thêm 11 người. Jacob Van Liesvelt đề nghị đến Cù lao Chàm để bắt thêm người cư dân tại đây đã báo cho các quan lại trấn nhậm biết, trinh sát của chúa Nguyễn Phúc Lan đã phát hiện được đoàn thuyền Hà Lan nên khi vừa tới nơi, mới bước lên bờ thì Jacob Van Liesvelt cùng 150 binh sĩ dưới quyền đã bị tấn công và bị hạ sát. Ngày 16 tháng 7 tại Đà Nẵng, phía Hà Lan giết 20 con tin và sau đó đi tới Đàng Ngoài.

Năm Quý Mùi (1643) 3 chiến thuyền Hòa Lan được lệnh bắt dân Đàng Trong càng nhiều càng tốt, nhưng họ bị 50 chiến thuyền của quân đội chúa Nguyễn tấn công bất ngờ và dũng mãnh khiến 3 chiếc tàu của Hòa Lan: một tàu bị đánh chìm, hai chiếc bỏ chạy trong đó một chiếc bị va vào đá ngầm chìm, sự kiện này lại xảy ra ở gần cửa Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế.

Năm Mậu Tý (1648), khi Nguyễn Phúc Lan đột ngột qua đời, Nguyễn Phúc Tần lên ngôi ở tuổi 29, thường được gọi là Hiền vương. Ông là người biết chăm lo chính sự, biết trọng nhân tài.

Năm Mậu Tý (1648) quân Trịnh xâm lấn, Nguyễn Phúc Tần sai Nguyễn Hữu Tấn đem hơn 100 thớt voi, ban đêm xông đánh úp dinh địch. Quân Trịnh sợ hãi, bỏ chạy toán loạn. Quân của Nguyễn Phúc Tần đuổi tới sông Gianh rồi mới rút về.

Năm 1656, sau hai năm tiến quân ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Sau đợt tấn công đó, quân Nguyễn còn chiếm đóng đất Nghệ An 5 năm.

Năm 1660, quân Nguyễn rút về bờ nam sông Gianh. Từ đó, Trịnh – Nguyễn cầm cự nhau trong nhiều năm và mãi cho tới năm 1672 thì hai bên thỏa thuận đình chiến với nhau.

Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh – Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn.

Từ năm 1600 đến 1650, dân số dưới sự cai trị của chúa Trịnh khoảng dưới 5 triệu người, trong khi dân số của chúa Nguyễn khoảng 1.000.000.

Ông bà công tước Hồ Đắc Năng và gia đình đã sống trải qua 3 đời chúa: Chúa Nguyễn Phúc Lan, Nguyện phúc Tần và Nguyễn phúc Trăn. Họ nếm trải và chứng kiến quá nhiếu đau thương tang tóc của chiến tranh.

Tình hình tài chính- tiền tệ

Suốt một ngàn năm Bắc thuộc, người Việt không có đồng tiền riêng để lưu hành. Năm 970 Vua Ðinh Tiên Hoàng mới cho đúc tiền lần đầu tiên trong lịch sử, đó là đồng Thái Bình Thông Bảo, tiền này được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, biểu tượng cho trời và đất.

Thuận Thiên đại bảo (1010-1028) thời Lý Thái tổ, Khai Thái nguyên bảo (1324-1329) Khai Thái là một niên hiệu của Trần Minh Tông.

Thuận Thiên thông bảo (1428-1433). Thiệu Bình thông bảo (1434-1439) Đây là tiền kim loại do Lê Thái Tông Thái Hòa thông bảo. Đây là tiền kim loại do Lê Nhân Tông Quang Thuận thông bảo Là tiền do Lê Thánh Tông Nguyên Hòa thông bảo Đây là tiền bằng đồng mang niên hiệu Nguyên Hòa (1533-1548) của Lê Trang Tông.

Thời kỳ Nam Bắc phân tranh, việc thanh toán trao đổi mua bán trong xã hội bấy giờ thường được ấn định theo từng vùng, từng tỉnh. Đàng Trong và vùng lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều sử dụng chung một loại tiền để trao đổi mua bán. Thông thường loại tiền này được các nơi sản xuất đúc từ kim loại đồng, giá trị của tiền này tùy theo trọng lượng và chất lượng đồng.

Tiền đúc bằng đồng: là kim loại thông dụng nhất dùng đúc hầu hết tiền cổ của Việt Nam.

Tiền đúc bằng kẽm, chì, sắt dùng trong dân.

Có loại tiền đúc bằng vàng, bạc dùng cho vua chúa.

Có rất nhiều loại tiền xu mà xuất xứ từ nhiều nước quanh ta, kể các nước từ Âu châu được lưu hành ở Đàng trong như

Đồng tiền của Trung quốc

Như tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ đúc năm 621, đồng Thuần Hoá, Tường phù đời Tống, một số ít niên hiệu Nguyên – Minh – Thanh …tiền Trung Quốc gồm 4 loại là Khang Hy thông bảo, Càn Long thông bảo, Hồng Hoa thông bảo và Lợi Dụng thông bảo…

Đồng tiền của Nhật Bản

Ðàng Trong không có mỏ đồng, các chúa Nguyễn rất cần đồng để đúc tiền, đúc súng. Nguồn cung cấp kim loại đồng phần lớn từ Trung quốc, Nhật bản… Theo thư tịch lịch sử Việt Nam ghi “Chúa Nguyễn Hoàng lập ra cảng Hội An vào đầu thế kỷ 17, và có hàng trăm người Nhật cư ngụ nơi này. Cứ mỗi năm, từ tháng 1 đến tháng 3, khi gió Đông Bắc thổi về phương nam, các con tàu xuất phát từ Nhật Bản chất đầy bạc và đồng cập bến Đàng Trong. Ở Hội An, chính quyền địa phương thành lập hẳn một khu phố Nhật tên là Nihomachi để cho các thương nhân Nhật cư ngụ mua bán, người Trung Quốc cũng có một khu phố riêng ở gần đó.. Người Nhật thích lụa thô, đường, gia vị và gỗ đàn hương của Việt Nam, họ bán xu đúc bằng đồng, bằng bạc, bằng thiếc… cho Chúa Nguyễn. Khi gió đông nam về vào tháng 7, tháng 8 thì đoàn tàu buôn bắt đầu rời VN.

Mối giao hảo về thương mại giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Chúa Nguyễn và Tokugawa trao đồi thư từ và quà tặng hàng năm qua thương nhân Nhật Bản. Năm 1604, Chúa Nguyễn Hoàng thậm chí còn có ý kiến nhận thương nhân Nhật Bản Hunamoto Yabeiji làm con nuôi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái mình là công chúa Ngọc Khoa cho Araki Shutaro, một thương nhân Nhật Bản. Chúa còn ban cho Araki quốc tính.

Nhật Bản là một quốc gia giàu tài nguyên kim loại quý như bạc, vàng và đồng, thương nhân Nhật thu mua thứ tiền cấm và sụt giá để bán lại cho các thương thuyền hay các nước khác. Dịch vụ buôn tiền mang đến nhiều lợi tức cho Nhật, trong lúc Ðàng Trong đang cần đồng để đúc súng thần công và sử dụng tiền đồng ngoại nhập để tiêu dùng.

Tiền Trường Kỳ của Nhật Bản đã thấy rao bán ở Hội An vào những năm 1635-1636, những xâu tiền trị giá 1 lạng bạc ở Nhật bán được ở Ðàng Trong với giá 10.5 lạng. Người Hoa cũng nhận thấy mối lợi lớn này, nhiều thương thuyền Trung Hoa, hoặc sang Nhật buôn tiền Trường Kỳ hoặc mang tiền Trung quốc, sang bán cho Đàng trong. Từ năm 1684, tiền Khang Hi đúc giảm trọng lượng đi nên 1 lạng bạc tương đương 1400 – 1500 đồng tiền nghĩa là tương đương hơn 5 quan tiền Ðại Việt (1 quan tiền VN = 600 đồng). Trước năm 1750, theo Pierre Poivre, ở Việt Nam, 10 lạng vàng tương đương với 130 đến 150 quan, và 5 quan VN tương đương vớI 0.3846 lạng vàng.

Đồng tiền của Hà Lan

Tháng giêng năm 1637, thương lái Hà Lan đã mang đến Đà Nẵng 13.500.000 đồng zènes. Trung Quốc cũng đem đến Đàng Trong một số lượng lớn tiền kim loại Nhật. Tháng 9/1637, 4 chiếc thuyền của người Hoa chở từ Nhật tới Đàng Trong 2 triệu zènes. Ban đầu, các chúa Đàng Trong mua tiền đồng này chủ yếu để đúc súng. Năm 1688, ở Đàng Trong vẫn thiếu khối lượng tiền lưu hành; theo bức thư của chúa Nguyễn Phúc Thái, phó thác cho một chủ thuyền người Trung Hoa tên Hoàng Khoan Quan đem hàng hoá qua Nagasaki mua bán và trình Shogun Dyemitsu (Mạc Phủ Đức Xuyên) thỉnh cầu đúc tiền đồng viện trợ, như sau: ”… Quý quốc và quốc gia tôi xa nhau… Nghe nói rằng ngày xưa, tuy xa nhau vẫn có quốc giao… Tôi thầm nghĩ, nước tôi bây giờ cần rất nhiều kinh phí cho lưu thông tiền tệ, nhưng kỹ thuật chế tạo tiền tệ không có, nên đành phải gác vấn đề tài chính lại. Tôi nghe rằng, ở quý quốc sản xuất đồng tốt, và chế tạo tiền tuỳ theo nhu cầu. Nếu thật như thế, tại sao không chế thật nhiều tiền bằng đồng để cứu những nước nghèo về tiền tệ. Điều mong muốn đối với quý quốc là quý quốc làm luật lưu thông tiền tệ ở nước ngoài, và giao dịch ở nước tôi và hai quốc gia chúng ta cùng được lợi”.

Ngoài tiền chính thức của mỗi quốc gia, trong xã hội thời bấy giờ có lưu hành các loại tiền giả hay kim loại đúc tiền pha tạp với một số kim loại rẻ tiền khác.

Đây là vài hình ảnh các đồng tiền Việt Nam




Đồng Thái Bình hưng bảo dưới thời Đinh Tiên Hoàng



Đồng Thiên Phúc trấn bảo, dưới thời nhà Lê


Tiền mà ông Hồ Đắc Năng nhặt được trong gia phả không ghi niên hiệu nên khó biết nó ở đâu nhưng có thể chúng là những đồng tiền mà chúng tôi liệt kê ở trên. Kho báu này ông khám phá ra có thể do loạn lạc chiến tranh mà có. những cuộc chiến từ năm 1600 đến 1650 giữa chúa Trịnh – Nguyễn hay cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và các bọn cướp biển Nhật Bản, Hòa Lan, Trung quốc hay thương thuyền của bọn buôn lậu ở vùng cửa Eo, vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai mà những chủ nhân của nó chôn dấu trong lúc bỏ chạy hay rút lui khẩn cấp, lâu dần nó trở nên các kho báu vô chủ.

Vùng đầm ao Nam phổ hạ là một phần của đầm Hà trung – Cầu Hai cách thủ phủ của các chúa Nguyễn khoảng 25 km về hướng đông nam, có thể là một khu vực thường xảy ra nơi giao tranh khốc liệt hay nơi sào huyệt của bọn cướp biển ẩn nấp.

 >>  Các câu chuyện trong tộc phổ họ Hồ Đắc làng An Truyền-Phú Vang-Thừa Thiên Huế

Nguồn: Hồ Đắc Duy/ www.khoahocnet.com