menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search
Lăng Chúa Nguyễn Phúc Chu
Xem cỡ chữ:
Lăng Trường Thanh (Nguyễn Phúc Chu) nằm cách thành phố Huế 12km về phía tây nam. Nếu đi thuyền thì cách ngã ba tuần 1.5km rồi neo thuyền về phía phải đi bộ 600m là tới lăng. Đây là khu lăng vị trí thứ 6 của nhà Nguyễn lặng lẽ yên giấc vĩnh hằng bên bờ sông Hương

Lăng có hai vòng thành: vòng thành trong cao 2.05m, dài 17.36m, rộng 14.75m. Ngay chính giữa thành trong là tẩm mộ hình chữ nhật. Chúa Nguyễn Phúc Chu sinh ngày 11.6.1675. Lên ngôi lúc 16 tuổi. Chúa ở ngôi được 34 năm (1691-1725), thọ 51 tuổi, lăng táng tại làng Kim Ngọc (Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Trong những năm cầm quyền chúa đã thực hiện nhiều công việc quan trọng: Năm 1696 chúa sai Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh chinh phục xứ Đồng Nai, dựng dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Vì thế vùng đất Nam bộ có câu truyền khẩu “Rồng chầu xứ Huế, Ngựa tế Đồng Nai”. Năm 1699 tiếp tục khai phá mở đất về phía đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1709 chúa cho đúc ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo”. Chiếc ấn này di truyền cho đến các vị vua triều Nguyễn sau này.

Đặc biệt trong thời gian trị vì, Chúa đã đóng góp rất nhiều công lao trong việc chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Năm 1710, chúa cho đúc đại hồng chung. Chuông cao 2.5m, đường kính miệng chuông 1.36m; trên chuông có khắc bài minh của Chúa: “Đại Việt Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, Tòa Động thượng chánh tông, tam thập đại, pháp danh Hưng Long, chú tạo hồng chung; trọng tam thiên nhị bách, bát thập ngũ cân nhập vu. Ngự kiến Thiên Mụ thiền tự, vĩnh viễn cung phụng tam bảo. Duy nguyện phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, pháp giới chủng sanh đồng viên chủng trí. Vĩnh Thạnh lục niên tuế thứ Canh Dần từ nguyệt. Phật đản nhật”. Dịch nghĩa: Chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động thương chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long, đúc chuông lớn này nặng 3.285 cân (2021kg) để vào chùa Thiên Mụ, cúng dường tam bảo lâu dài, nguyện cầu gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân an, chúng sanh trong pháp giới, đều được vẹn toàn trí tuệ. Vĩnh Thạnh năm thứ 6 (niên hiệu vua Lê Dụ Tông). Ngày Phật đảng tháng tư năm Canh Dần (1710)

Năm 1719 trong một lần ghé chơi Hội An, thấy thuyền buôn đậu nơi cầu phố rất đông, Chúa tự viết ba chữ Lai Viễn Kiều (cầu Lai Viễn) khắc vào biển thếp vàng cho treo trên cầu ấy”.

Về ngoại thương, Chúa rất quan tâm và sẵn sàng “mở cửa” ở thương cảng Hội An để trao đổi mậu dịch như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật... Ông Christoforo Bori khi đến Hội An đã nói: “Hội An là một thương cảng rất đẹp, ở đây các người ngoại quốc đến tiếp xúc buôn bán với xứ này”. Riêng đối với người Nhật thì thời gian giữa hai mùa mậu dịch, những thương nhân Nhật kiểu ở Hội An phải tìm cách đặt hàng trước và khi tàu họ đến thì chở đi.

Tuy công nghiệp của Chúa rất lớn, nhưng lăng mộ thì ẩn mình khiêm tốn giữa vùng đồi núi ngút ngàn cây cỏ. Khác với lăng tẩm các vua Nguyễn là một vườn hoa rợp bóng thông, tùng, sứ, nhãn... thì ở khu làng Phúc Chu bên trong tường thành chỉ thấy toàn cây chuối và cỏ bụi. Ông Tôn Thất Hanh là hậu duệ của Chúa Nguyễn Phúc Chu nói: Chúng tôi sẽ có kế hoạch đầu tư tôn tạo cảnh quan khu lăng này.

Hiện nay du khách đến Huế chưa có “khái niệm” về lăng tẩm các vị chúa Nguyễn. Họ chỉ đến các lăng tẩm vua Nguyễn. Chẳng hạn lăng Nguyễn Phúc Chu nằm cách lăng Minh Mạng 1.2km thì không ai biết tới. Cách đây hai năm có một du khác đến viếng, đó là nhà văn Sơn Nam-tác giả cuốn “Lịch sở khẩn hoang miền Nam”. Ông đã đúng trước nấm mộ thắp nhan, và chính trong nén nhang ấy, theo như lời nói đầu cuốn sách là “Về nguồn, tìm dân tộc”.

Các bài khác