menu_open
  • Huế từ lâu là điểm đến tham quan, thưởng ngoạn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước bởi hệ thống đền, đài, lăng tẩm mang đậm dấu tích thời gian về một cố cung xưa. Ấy vậy mà trong những năm trở lại đây, du khách đến Huế, yêu Huế còn bởi những bộ áo dài cổ phục độc đáo và quý phái. Cổ phục truyền thống Huế kết hợp trong khung cảnh cổ kính của vùng đất Cố đô khiến cho du khách như được quay ngược thời gian trở về thời Hoàng cung xưa với đền đài, thành quách tịch yên, đầy hoài niệm. Theo đó, nhu cầu thuê, chụp ảnh với áo dài cổ phục hiện nay đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ muốn check-in khi đến Huế. Khám phá Huế xin giới thiệu đến quý du khách top 6 địa điểm ...
  • Áo dài ngũ thân được ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát khai sinh ra chiếc áo ngũ thân huyền thoại , được xem là tiền thân áo dài ngày nay. Gọi là áo ngũ thân vì loại áo này được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất.
  • Tiểu thương Chợ Đông Ba sẽ trình diễn áo dài tại Lễ kỷ niệm 123 năm thành lập
    Ngày 22/8, Ban Quản lý chợ Đông Ba cho biết, đơn vị vừa hoàn tất phương án tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 123 năm xây dựng và phát triển chợ với chủ đề "Đêm Đông Ba". Chương trình sẽ được tổ chức vào lúc 19h00 ngày 23/8/2022 và được phát livestream trên các Fanpage: Visithue, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Khám phá Huế, Trung tâm Festival Huế...
  • Du khách mang áo dài ngũ thân tham quan TP Huế.
    Ngày 28/7, Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị sẽ xây dựng các sản phẩm văn hóa, du lịch từ áo dài truyền thống Huế trong thời gian tới sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đề án "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam".
  • Rồng 5 móng trên áo hoàng bào (Hiện vật gốc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh)
    Lễ phục cung đình triều Nguyễn là một bộ phận của nghệ thuật trang trí cung đình Huế với nhiều đặc điểm nghệ thuật độc đáo. Thông qua những bộ lễ phục còn lại hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng nhà nước và tư nhân, những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc trưng dưới triều Nguyễn đã được thể hiện một cách rõ nét, đặc biệt là những đồ án hoa văn họa tiết trang trí đã phản ánh nhiều giá trị nhân sinh quan, tư tưởng tín ngưỡng sâu sắc của một thời đại.
  • Trình diễn áo dài tại Festival Huế. Ảnh: VGP/Thế Phong
    Trong muôn vàn nét đẹp đặc sắc của vùng đất Cố đô Huế, không thể không nhắc đến hình ảnh các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài truyền thống trên những cây cầu và con phố hoặc thướt tha bên những thành quách, đền đài, lăng tẩm.
  • Áo dài đúng nghĩa - áo ngũ thân được sinh ra tại Huế từ nửa đầu thế kỷ XVIII, gắn liền với vai trò đặc biệt của chúa Nguyễn Phúc Khoát, tên gọi Áo dài Huế có lẽ cũng bắt đầu từ đây.
  • Khách tham quan các gian hàng cổ phục tại sự kiện Vietnam Summer Fair 2022 tại Huế (Ảnh: Bảo Minh)
     
    Đây là lần đầu tiên Vietnam Summer Fair được tổ chức nhưng đã quy tụ gần 30 đơn vị cùng 100 cá nhân thực hành sáng tạo đã có dấu ấn cụ thể và được yêu mến trên toàn quốc, cùng các nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm và tài năng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tham gia.
  •  
    Hơn 10 năm trong nghề Hướng dẫn viên du lịch nội địa, chuyên tuyến Miền Trung và đặc biệt là hành trình tham quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế, HDV du lịch Cẩm Hiền đã ghi dấu ấn tượng cho rất nhiều đoàn khách tham quan không chỉ ở sự chuyên nghiệp, tận tâm mà còn ở sự duyên dáng “rất Huế” với hình ảnh áo dài, nón lá.
  • Du khách tham quan chụp hình cổ vật áo dài Nhật bình
     
    Sáng ngày 17/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (03 Lê Trực, thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn.

    << < 1 2 > >>