Tổng quan sự kiện:
1. Chủ đề: "Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo mở - Liên kết quốc gia, vươn ra quốc tế"
2. Thời gian: Dự kiến 02 ngày từ 29-30/9/2022
3. Địa điểm:
- Điểm cầu Hà Nội: Trường đại học Kinh tế quốc dân (NEU);
- Điểm cầu Huế: Đại học Khoa học Huế
- Điểm cầu Đà Nẵng: Sở KH&CN Đà Nẵng
- Điểm cầu Bình Dương: Trường Đại học Thủ Dầu 1
- Điểm cầu Tp HCM: Tòa nhà trung tâm thông tin KH&CN phía Nam (1196 đường 3/2, phường 8, quận 11. Tp HCM)
4. Hình thức tổ chức: Trực tiếp và trực tuyến phát trực tiếp trên hệ thống truyền thông trực tuyến nền tảng Fanpage và Techfest 247, Vietnam Startup TV,....
Điểm cầu Thừa Thiên Huế sẽ có 2 tham luận đến từ TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; TS. Bùi Quang Vũ, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế
Sự kiện “Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam kết nối quốc tế và chương trình liên minh đổi mới, hợp tác sáng tạo” là chuỗi chương trình hướng đến thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo mở tại Việt Nam.
Sự kiện “Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam kết nối quốc tế và chương trình liên minh đổi mới, hợp tác sáng tạo” được tổ chức trực tiếp tại 05 điểm cầu chính (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh) và trực tuyến quốc tế tại 2 điểm cầu Pháp và Hàn Quốc. Được chỉ đạo bởi Bộ KH&CN, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Cục công tác phía Nam( Bộ KH&CN) tổ chức bởi Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC Netviet và Sở KH&CN các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Vietnam Startup TV.
Sự kiện là một bước tiến trong việc thực hiện nhiệm vụ “Tổ chức các ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại các nước có hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phát triển trên thế giới” thuộc đề án 844 - “Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, góp phần kiến tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc gia kết nối quốc tế, liên kết mạng lưới các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương điển hình như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh... kiến tạo các điểm kết nối toàn cầu, mở ra cơ hội cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo mở quốc gia, làm cơ sở để tận dụng các cơ hội, xu thế, sức mạnh của thời đại để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế tri thức.
Các hoạt động trong sự kiện lấy đối tượng thụ hưởng, doanh nghiệp khởi nghiệp, các thành phần hệ sinh thái làm trung tâm và luôn bám sát thực tiễn. Cụ thể:
- Tổ chức hội nghị khởi nghiệp sáng tạo tại 5 tỉnh thành Việt Nam, kết nối online các Hội nghị khởi nghiệp sáng tạo giữa các tỉnh thành với nhau và với B/A tại Pháp, Hàn Quốc, Úc, Singapore…
- Pitching và Triển lãm gọi vốn đầu tư
- Xúc tiến đầu tư và hợp tác theo cụm ngành, lĩnh vực
- Diễn đàn “Thị trường vốn quốc tế cho đổi mới sáng tạo mở” (VC Stage)
- Lễ ký kết và công bố hợp tác đầu tư tại chỗ
Một số đề tài tham luận tại hội nghị khởi nghiệp sáng tạo:
“Giới thiệu hoạt động ĐMST và đổi mới công nghệ trong thúc đẩy ứng dụng và phát triển thị trường công nghệ tại ISRAEL”
Trình bày: Đại diện lãnh đạo Thương vụ ISRAEL
"Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo mở tại Trường Đại học Thủ Dầu Một”
Trình bày: TS. Nguyễn Quốc Cường – Hiệu trưởng ĐH Thủ Dầu Một
“Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở - Mở cánh cửa bước ra thế giới”
Trình bày: TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN Tỉnh Thừa Thiên Huế
“Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng với quốc gia và quốc tế”
Trình bày: Ông Võ Đức Anh - PGĐ Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng, Trưởng Làng Metaverse - Techfest 2022
“Bách Kinh Xây, cụm đại học tiềm năng khởi đầu một làng ĐMST mở”
Trình bày: Ông Phạm Tuấn Hiệp – Đồng trưởng làng Công nghệ giáo dục, Giám đốc ươm tạo, công ty BKHoldings
Ngoài ra, chương trình còn tổ chức các buổi tọa đàm tại hội nghị, tạo môi trường đối thoại, trao đổi trực tiếp giữa các chuyên gia, lãnh đạo với các tổ chức khởi nghiệp trong nước và quốc tế.